Kinh nghiệm luyện IELTS Speaking cấp tốc
Speaking là phần mà bất kỳ ai cũng lo lắng vì kỹ năng này đòi hỏi bạn cần có nhiều thời gian để luyện tập, nhất là đối với những người có khả năng nói không tốt. Để có thể đạt được điểm cao cho phần này, bạn cần ghi lại tất cả những từ hay và cấu trúc diễn đạt linh hoạt qua những bài mẫu đã đọc. Sau đó, hãy ứng dụng các cấu trúc và từ vựng đó vào trong bài nói của mình.
Một trong những yếu tố quan trọng để kéo band điểm chính là đảm bảo bài nói của mình phải thật trôi chảy và không bị vấp. Để có thể làm được điều này, bạn cần luyện tập thường xuyên. Đặc thù của Speaking là bạn có thể luyện tập bất cứ lúc nào, do đó bạn có thể luyện kỹ năng này ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào mà bạn rảnh.
Một trong những cách luyện kỹ năng IELTS Listening tốt nhất chính là ứng dụng phương pháp: Nghe – chép lại – so sánh với bản script đã được cung cấp sẵn. Ngoài ra, do thời gian ôn luyện gấp rút nên bạn chỉ nên dành 1 tiếng mỗi ngày để luyện kỹ năng này, tránh tình trạng bị ù tai do nghe quá nhiều và làm giảm hiệu suất trong quá trình ôn luyện.
Một trong những lý do khiến tốc độ làm bài Reading của bạn bị chậm chính là cách đọc bài từ đầu đến cuối, không bỏ sót từ nào. Chính vì vậy, để cải thiện thời gian làm bài và tăng điểm thi cho phần này, bạn nên tập những thói quen sau:
Để luyện tập hiệu quả, trong suốt thời gian luyện đề, bạn hãy tưởng tượng mình đang làm bài thi thật để có thể đánh giá kết quả một cách khách quan nhất. Ngoài ra, một bài thi Reading gồm 3 phần đọc rất dài, chỉ cần mất tập trung một chút trong quá trình làm bài, bạn sẽ bị mất mạch làm bài dẫn đến việc không chọn được đáp án cho câu hỏi. Chỉ cần không làm được 1 – 2 câu hỏi, bạn sẽ cảm thấy bị rối và như thế phần thi Reading của bạn đã trở nên hỏng hoàn toàn.
Bên cạnh đó, nếu thời gian bài thi Reading là 60 phút thì bạn chỉ nên đặt thời gian hoàn thành của mình trong khoảng 50 phút thôi. 10 phút còn lại để transfer ra giấy. Ngoài ra, việc này còn giúp chúng ta quen với áp lực về thời gian.
Từ vựng chiếm khoảng 25% số điểm của bài thi Writing. Chính vì thế, bạn cần dành nhiều thời gian để bổ sung và nâng cao vốn từ vựng của mình, qua đó giúp bài viết thêm phong phú và đa dạng.
Để ôn luyện thành thạo kỹ năng này, bạn luyện viết một bài task 1 và một bài task 2 mỗi ngày. Sau khi viết xong, hãy kiểm tra thật kỹ lỗi ngữ pháp và chính tả, sau đó rút ra kinh nghiệm từ những lỗi đó để tránh lặp lại những lỗi này trong bài thi thật.
Một điều thú vị là bạn có thể áp dụng từ vựng từ bài thi Speaking vào bài thi Writing và ngược lại. Do đó, bạn có thể áp dụng cách viết từ mới và ôn từ mới đã được chia sẻ ở phần Speaking.