5 cách để giúp bạn giao tiếp tiếng Anh một cách quyết đoán

5 - 1 đánh giá

Bạn có biết rằng việc quyết đoán khi nói có thể giúp bạn quản lý căng thẳng và cảm xúc tiêu cực, xử lý các tình huống không thoải mái và thể hiện bản thân hiệu quả hơn?

Thêm vào đó, nó có thể giúp bạn tránh được việc phải gánh quá nhiều trách nhiệm khi bạn gặp khó khăn trong việc nói không với người khác hoặc khi đưa ra yêu cầu cho những gì bạn muốn.

Điều đó nghe có vẻ khá hay ho đúng không? Vậy thì chính xác đó là những gì chúng ta sẽ cùng luyện tập ngày hôm nay với bài viết này.

Học cách thể hiện sự quyết đoán trong giao tiếp tiếng Anh sẽ giúp bạn thêm sự tự tin và bản lĩnh trong các tình huống mỗi ngày.

Bài viết này sẽ đem đến cho bạn 5 cách để giúp bạn giao tiếp tiếng Anh một cách quyết đoán và tự tin nhất để bạn có thể:

  • Từ chối ở lại làm thêm việc ngoài giờ khi bạn đã có kế hoạch riêng cho buổi tối hôm đó
  • Yêu cầu một sự trợ giúp bắt buộc mà không cảm thấy khó khăn
  • Bảo vệ một ý kiến hoặc quan điểm của bản thân, ngay cả khi tất cả mọi người đều đang không đồng tình hoặc nghi ngờ quan điểm đó.
  • Lập ranh giới rõ ràng để tránh bị áp lực và căng thẳng trong việc sắp xếp mọi thứ của bạn
  • Đáp trả các tình huống không thoải mái một cách vẫn giữ được sự tôn trọng với đối phương thay vì tức giận hoặc tệ hơn là gây hấn với người khác.

Ở mỗi bước, bài viết này sẽ chia sẻ các ví dụ rõ ràng về ngôn ngữ bạn có thể sử dụng bằng tiếng Anh để giúp bạn làm điều này. Và sau đó, bạn sẽ có cơ hội thực hành vào cuối bài viết.

Đầu tiên, hãy tìm hiểu về cụm từ “tỏ ra quyết đoán” – to be assertive có nghĩa là gì. “To be assertive” có nghĩa là khả năng giao tiếp một cách tự tin và bình tĩnh ngay cả trong tình huống nhạy cảm hay khó khăn nhất.

Khi một ai đó đang cố tình đặt gánh nặng cho bạn, thiếu tôn trọng hoặc tỏ ra giận dữ với bạn, to be assertive có nghĩa là dù trong tình huống đó, bạn vẫn đáp lại nguời đó một cách tôn trọng, bình tĩnh mà không có một cảm xúc tiêu cực và cả cảm giác có lỗi với họ. Điều này cuối cùng sẽ biểu hiện được sự từ chối của bạn, là sự giao tiếp rõ ràng, ngay thẳng của bạn về việc bạn muốn gì, ý kiến của bạn ra sao, đâu là giới hạn mà bạn chấp nhận mà không hề có ý giận dữ hay mất kiểm soát. Trên hết, bạn sẽ không cảm thấy có lỗi hay mắc nợ gì ai.

BÍ KÍP 1: "I"

Điều đầu tiên chúng ta cần phải luyện tập cho cách này là học cách sử dụng những câu nói bắt đầu từ “I”. Ví dụ:

  • I need
  • I want
  • I’m certain
  • I believe

Khi nói những mẫu câu này, bạn cần phải nhấn mạnh vào đại từ nhân xưng “I” ở đầu câu để thể hiện được sức mạnh của bản thân trong câu nói này. Ví dụ một số câu nói bạn có thể nói:

  • I need that report by 5:00pm
  • I’m certain that I’m the best choice for this project.

BÍ KÍP 2: TRÁNH NÓI GIẢM

Điều tiếp theo, bạn nên tránh những từ có thể mang tính đánh giá thấp hoặc làm giảm tầm quan trọng của những gì bạn nói. Ví dụ như:

  • Thay vì nói là: “just want to talk to you about…” hãy nói rằng: “need to talk to you when you have time.”

“JUST” là một từ sẽ làm suy yếu những gì chúng ta đang nói, nó nói với mọi người những gì chúng ta đang nói không quan trọng.

  • Thay vì nói là: Sorry for bothering you but can I have that back… hãy nói rằng I need that returned please.

“SORRY” là từ chỉ nên để dành cho những lời xin lỗi thật sự và không hơn thế bởi vì từ này cũng sẽ làm suy yếu những lời nói của chúng ta.

  • Thay vì nói: guess what I am saying is I would prefer not to cover your shift… hãy nói là Sorry, I will not be able to do that.

“GUESS” là từ chỉ ra với người nghe rằng bạn không thật sự tin vào những gì bạn đang nói, và điều đó cho họ cơ hội tiếp tục thuyết phục bạn.

Cũng như những ví dụ trên, hãy thay thế những câu nói của bạn từ bây giờ. Một số ví dụ thêm:

  •  I could be wrong but… nên được thay thế bởi: I believe…
  • This might sound crazy… nên được thay thế bởi: I have a novel idea…
  • If it’s okay, I would like to… nên được thay thế bởi: This is what I believe needs to happen…

Những câu nói sau khi được thay thế này  vẫn giữ được phép lịch sự và sự nhã nhặn, nhưng chúng đã trở nên thẳng thắn và tập trung hơn.

BÍ KÍP 3: WILL

Đây là bước có thể khiến bạn ngạc nhiên. Hãy tránh sử dụng các động từ khiếm khuyết.

Các động từ khiếm khuyết thật sự rất tuyệt khi dùng cho các yêu cầu nhờ vả lịch sự hoặc những câu nói ngoại giao. Người bản xứ luôn sử dụng các động từ khiếm khuyết ở hầu hết các tình huống giao tiếp, nhưng để thể hiện sự quyết đoán thì bạn nên tránh những từ như là could, would, might, and should.

Thay vào đó, hãy dùng will. Ví dụ:

  • Will you get that to me today?
  • When will you get that to me?

BÍ KÍP 4: ‘when’ + ‘I feel’  

Khi có những việc người khác làm hoặc quyết định tại môi trường công sở, ví dụ như một đồng nghiệp của bạn luôn đến trễ trong các buổi họp nhóm, hoặc ai đó luôn cắt ngang lời bạn nói như thể họ không hề nghe bạn. Và bạn thật sự muốn họ không được hành động như thế nữa. Lúc này, hãy dùng cụm nối câu ‘when’ + ‘I feel’ để nói về việc hành vi của ai đó ảnh hưởng đến bạn ra sao. Ví dụ:

  • When you don’t listen to me I feel disrespected.
  • When you interupt me in business meetings, I feel disrespected and that my opinion doesn’t matter.
  • When you comes to meeting late several times in a row, I feel that you are not taking your jobs seriously.

Mẫu câu này kèm với sự bình tĩnh trong ngữ điệu sẽ giúp bạn bỏ đi sự giận dữ trong lời nói của , nhưng vẫn giữ được sự quyết đoán của bạn về việc cần phải thay đổi nhưng vẫn giữ được sự lịch sự trong tình huống đó.

BÍ KÍP 5: Tạo ranh giới rõ ràng.

Khi bạn đã tỏ ra quyết đoán, bạn nêu ra sự thật, bạn không thể xin lỗi và cũng không cần phải giải thích. Với những người thật sự khó tính, bạn cần phải lặp lại những sự thật này, để làm rõ ranh giới của mình, để chỉ cho họ thấy những gì bạn có thể làm, bạn sẽ làm và những gì bạn không thể làm, không muốn làm. 

Ví dụ :

  • I can meet you on Wednesday morning but Thursday won’t work for me this week.

Với câu nói này, bạn đã chỉ ra một cách thẳng thắn điều gì bạn có thể làm và điều gì bạn không thể, bạn cũng không cần phải xin lỗi và cũng không cần phải giải thích nhiều. Câu nói này bạn vẫn giữ được phép lịch sự và rõ ràng trong quyết định của mình. Đây là cách để bạn đối phó với những người hay có thói quen hối thúc, đặt áp lực và ép người khác phải theo ý họ.

Bây giờ bạn đã có 5 bí kíp để luyện tập cách để trở nên quyết đoán hơn trong giao tiếp tiếng Anh. 

Hãy cùng tham khảo 2 tình huống bên dưới. Sau đó hãy tạo ra cách nói quyết đoán dựa trên 5 bí kíp trên để nói thật quyết đoán và thẳng thắn nhe.

  1. You have been doing extra work to help your disorganized colleague for the last month.  Let your colleague know you cannot keep doing their work for them.
  2. A neighbor borrowed your favorite book 12 months ago, you have already asked for it back a couple of times. 
  • Tag:
scrolltop