Truyền thông đa phương tiện luôn là ngành học tại nhiều trường đại học, với mức điểm chuẩn dao động từ trung bình khá đến rất cao, tùy theo cơ sở đào tạo và phương thức xét tuyển.
Ngành Truyền thông đa phương tiện tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền: xét tuyển theo các tổ hợp gồm C15 (Ngữ văn, Toán, Khoa học xã hội), A16 (Ngữ văn, Toán, Khoa học tự nhiên), D01; R22 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh) và A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh).
Năm 2021, điểm chuẩn của ngành này với tổ hợp C15 là 28,6 điểm; tổ hợp A16 là 21,1 điểm; tổ hợp D01, R22 là 27,6 điểm.
Năm 2022, điểm chuẩn của ngành này tăng lên ở hai tổ hợp, cụ thể tổ hợp C15 là 29,25 điểm; tổ hợp A16 là 26,75 điểm; tổ hợp D01, R22 là 27,25 điểm.
Năm 2023, điểm chuẩn của ngành này với tổ hợp C15 là 28,68 điểm, cùng mức điểm với tổ hợp A16; tổ hợp D01, R22 là 27,18 điểm.
Năm 2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền áp dụng hai thang điểm chuẩn 30 và 40. Mức điểm dao động từ 24,68 - 28,25 điểm (thang 30) và 34,7 - 38,12 điểm (thang 40). Ngành Quan hệ quốc tế lấy 35,07 - 36,57 điểm tùy tổ hợp; ngành Truyền thông marketing dao động từ 35,63 - 37,38 điểm, cao nhất ở tổ hợp D78.
Ngành Truyền thông đa phương tiện tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông: Năm 2021, điểm chuẩn ngành này là 26,55 theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Năm 2022, điểm chuẩn ngành này theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông là 26,20, phương thức xét tuyển kết hợp là 26,92, phương thức đánh giá năng lực, đánh giá tư duy là 20,45.
Năm 2023, điểm chuẩn từ kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông là 26,33, phương thức xét tuyển kết hợp là 26,74, phương thức đánh giá năng lực, đánh giá tư duy giảm còn 17,65.
Năm 2024, lấy 25,94 điểm cho ngành Truyền thông đa phương tiện (cơ sở phía Bắc).
Trường Đại học Hà Nội ghi nhận xu hướng giảm nhẹ điểm chuẩn theo kết quả thi tốt nghiệp, từ 26,75 điểm (năm 2021) xuống 25,94 điểm (năm 2023). Trường sử dụng đa dạng các phương thức xét tuyển kết hợp với chứng chỉ quốc tế, năng lực, giải thưởng học sinh giỏi... Cụ thể, năm 2021 là 26,75 điểm, năm 2022 là 26,00 điểm và năm 2023 là 25,94 điểm. Năm 2024, lấy 25,65 điểm cho ngành Truyền thông đa phương tiện (dạy bằng tiếng Anh) và 31,05 điểm cho ngành Truyền thông doanh nghiệp (dạy bằng tiếng Pháp, thang 40 điểm).
Tại Đại học Thăng Long, điểm trúng tuyển ngành Truyền thông đa phương tiện theo kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 của trường là 26,00, năm 2022 là 26,80, năm 2023 là 25,89, với các tổ hợp xét tuyển A00, A01, C00, D01.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM) cũng duy trì mức điểm cao với ba tổ hợp D01, D14, D15. Điểm chuẩn các năm 2021-2023 đều trên 27 điểm, dao động nhẹ mỗi năm. Năm 2024, chỉ tiêu ngành này là 92. Năm 2024, ngành Truyền thông đa phương tiện lấy 27,1 - 27,87 điểm tùy tổ hợp.
Đại học Kinh tế Quốc dân lấy 37,49 điểm cho ngành Truyền thông Marketing (tiếng Anh nhân hệ số 2).
Học viện Phụ nữ Việt Nam cho thấy xu hướng tăng điểm rõ rệt: từ 19 điểm (năm 2021) lên 24,75 điểm (năm 2023). Năm 2024, điểm chuẩn của ngành này tăng từ 24.75 lên 25,75 đối với tổ hợp A00, A01 và D01, và đạt 26 điểm với tổ hợp C00.