Theo đó, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 (điểm nhận đăng ký xét tuyển) là 19 điểm (chưa nhân hệ số, đã bao gồm điểm ưu tiên khu vực và đối tượng (nếu có).
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với phương thức sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực (HSA) của ĐHQGHN được quy đổi tương đương sang thang điểm 30 là 19 điểm (không nhân hệ số, đã bao gồm điểm ưu tiên khu vực và đối tượng (nếu có).
Đối với các phương thức xét tuyển khác, Hội đồng tuyển sinh các đơn vị thực hiện quy đổi tương đương và công bố theo đúng Hướng dẫn, Quy chế tuyển sinh hiện hành của ĐHQGHN và của Bộ GD&ĐT.
Căn cứ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ĐHQGHN và Bộ GDĐT (đối với nhóm ngành sức khỏe, đào tạo giáo viên), các đơn vị đào tạo thành viên, trực thuộc ĐHQGHN ra thông báo điểm ngưỡng theo ngành/chương trình đào tạo (tối thiểu bằng điểm ngưỡng do ĐHQGHN và Bộ GDĐT quy định); Báo cáo Ban Chỉ đạo tuyển sinh ĐHQGHN điểm ngưỡng theo ngành/chương trình đào tạo của đơn vị trước ngày 21/7/2025, đồng thời, công bố công khai trên trang thông tin điện tử của đơn vị, website ĐHQGHN và nhập dữ liệu vào trang nghiệp vụ theo đúng Hướng dẫn của Bộ GDĐT.
Hội đồng tuyển sinh của các đơn vị đào tạo cần thực hiện đúng quy định trong việc tiếp nhận hồ sơ xét tuyển, công bố kết quả tuyển sinh, đảm bảo tính công khai, minh bạch và tuân thủ nghiêm túc quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và ĐHQGHN.
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là căn cứ quan trọng để các trường lọc thí sinh đủ điều kiện xét tuyển, đồng thời giúp thí sinh và phụ huynh định hướng, lựa chọn tổ hợp xét tuyển và ngành học phù hợp. Việc xác định mức điểm hợp lý, không quá thấp, đảm bảo chất lượng đầu vào là chủ trương nhất quán của ĐHQGHN trong việc bảo đảm uy tín, chất lượng đào tạo và thương hiệu của một đại học trọng điểm quốc gia, hướng tới đẳng cấp quốc tế.
Điểm chuẩn là tổng điểm của 3 bài thi (theo tổ hợp tương ứng) cộng với điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng (nếu có) và áp dụng cho tất cả các tổ hợp của ngành. Riêng với 4 ngành Toán học, Toán tin, Khoa học máy tính và thông tin(*), Khoa học dữ liệu: Điểm chuẩn tính theo thang điểm 40 là tổng Điểm môn Toán (nhân hệ số 2) cộng với điểm hai môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển và cộng với điểm ưu tiên khu vực, đối tượng (nếu có) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (đã quy sang thang điểm 40).
Điểm trúng tuyển là tổng điểm của 3 bài thi trong tổ hợp thí sinh dùng để xét tuyển (điểm môn Ngoại ngữ tính hệ số 2) và điểm ưu tiên khu vực, đối tượng (nếu có). Mỗi ngành học chỉ có một điểm trúng tuyển, không phân biệt điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp.
Điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 30,0 (thang 40) trở lên được xác định theo công thức: Điểm ưu tiên (thang 40) = [(40 - Tổng điểm đạt được)/10] x Mức điểm ưu tiên khu vực, đối tượng.
Điểm xét tuyển = Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn Ngoại ngữ x 2 + (Điểm ưu tiên (thang 40) / 3 x 4)
* Ghi chú: Mức điểm trúng tuyển tính trên thang điểm 30, bao gồm điểm ưu tiên theo khu vực và đối tượng (nếu có).
Điểm trúng tuyển đã bao gồm điểm ưu tiên khu vực, đối tượng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT và của ĐHQGHN. Các điều kiện phụ khác theo quy định tại Đề án tuyển sinh đại học năm 2024 của Trường Quốc tế.
Ghi chú:
* Thí sinh trúng tuyển ngành Marketing cần đạt trình độ tiếng Anh tối thiểu IELTS 5.5 hoặc tương đương để được công nhận là sinh viên chính thức.
Ghi chú: Điểm trúng tuyển đã bao gồm điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực.
Điểm trúng tuyển là tổng điểm của 3 bài thi/môn thi trong tổ hợp thí sinh dùng để xét tuyển và điểm ưu tiên khu vực, đối tượng (nếu có), không phân biệt điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp. Trường hợp các thí sinh bằng điểm trúng tuyển ở cuối danh sách, ưu tiên xét tuyển thí sinh có nguyện vọng cao hơn.
Lưu ý:
- Điểm trúng tuyển là tổng điểm 3 môn thi/bài thi đối với thí sinh thuộc khu vực 3 (KV3), được làm tròn đến hai chữ số thập phân; Điểm tối thiểu cho mỗi môn thi/bài thi trong tổ hợp xét tuyển phải lớn hơn 1,0 điểm;